Chương 3 - Khi Tôi Được Nhận Thư Trúng Tuyển

“Bố, con cần nộp quỹ lớp, 200 nghìn…”

Giọng bố nghe lí nhí như đang né tránh điều gì:

“À… quỹ lớp à… Bố vừa mua điện thoại mới cho em con, hay con mượn bạn trước được không?”

Ông hạ giọng thì thầm:

“Bên này không tiện, cúp máy trước nhé.”

m thanh tút tút vang lên lần nữa.

Tối hôm đó, khi tôi đang học thuộc công thức tài chính, bỗng đầu óc quay cuồng, quyển sách rơi “bịch” xuống đất.

Lúc mở mắt ra, tôi đã nằm trên giường phòng y tế.

Bác sĩ nhíu mày:

“Hạ đường huyết cộng với kiệt sức. Con bé này sao lại thế? Một ngày ăn mấy bữa?”

Tôi không dám nói thật, chỉ lúng túng đáp rằng do ôn thi nên quên ăn.

Bác sĩ thở dài rồi kê cho tôi thuốc bổ, hết hơn ba chục.

Bạn cùng phòng tranh trả trước:

“Sau này có tiền rồi trả tớ cũng được.”

Tối đó nằm trên giường ký túc, tôi mở Facebook thì thấy mẹ đăng loạt ảnh kiểu chín tấm ghép lại.

Bà dẫn cậu bé tên “Tiểu Bảo” đi công viên trò chơi.

Caption: “Niềm vui của con là hạnh phúc lớn nhất của mẹ.”

Lướt xuống nữa là bài đăng của bố.

Ông khoe cây đàn piano mới, đen tuyền, nhìn là biết đắt tiền:

“Quà tặng cho Nhân Nhân – con bé này có năng khiếu, phải bồi dưỡng cho tốt.”

Phía dưới có người bình luận: “Anh Tống đúng là thương con,” ông còn reply bằng một sticker tự hào.

Bài đăng trước đó của bố là ảnh chụp màn hình chuyển khoản – tiền tiêu vặt cho Nhân Nhân: một triệu đồng.

Còn tôi, đến mấy chục nghìn tiền thuốc cũng phải nợ.

Tôi lấy điện thoại, lặng lẽ bật chế độ “Tắt thông báo” cho nhóm gia đình.

03

Hôm cô quản lý ký túc xá đến dán niêm phong phòng, tôi đang ngồi xổm ngoài hành lang đếm tiền.

Những tờ tiền nhàu nát trải ra trên đầu gối, toàn 5 nghìn, 10 nghìn chồng lên nhau.

Tờ to nhất là một tờ 50, là tiền tăng ca hôm trước ở tiệm trà sữa được bà chủ trả thêm.

“Dao Dao, thật không về quê ăn Tết à?”

Cô quản lý dúi vào tay tôi một túi táo.

“Ký túc xá từ mùng Một đến mùng Ba mất điện, nhớ trữ đồ ăn nhé.”

Tôi cẩn thận cất tiền vào chiếc hộp sắt nhỏ, mỉm cười gật đầu:

“cháu không về đâu ạ, để dành tiền vé.”

Thực ra là chẳng có tiền mà mua vé tàu về – tôi vừa đóng xong 1 triệu 2 tiền ký túc kỳ sau, trong hộp sắt chỉ còn đúng 27 nghìn 3 trăm.

Đêm giao thừa, tôi lấy ra gói mì cuối cùng.

Tôi chỉ xé nửa gói gia vị, đổ nước sôi vào.

Mì còn chưa kịp mềm, tôi đã vội vã gắp lên ăn.

Mở nhóm gia đình lâu ngày không vào, thấy mẹ đăng một đoạn video.

Sóng biển vỗ vào bờ cát.

Mẹ mặc váy hoa đứng dưới gốc dừa, bên cạnh là một người đàn ông khoác tay ôm eo bà.

Tiểu Bảo cầm cây kem, cười tít mắt.

Caption là: “Mùa đông ở Hải Nam thật dễ chịu. Tiểu Bảo bảo, sau này năm nào cũng phải đi.”

Tiếp theo là bài đăng của bố.

Phòng khách nhà mới, ông đang đứng trên ghế dán câu đối.

Cô con gái riêng tên Nhân Nhân đưa cuộn băng dính bên dưới.

Vợ mới của ông quay video bên cạnh.

Trong nền là tiếng chảo xào nấu thơm lừng.

Chữ “Phúc” mà Nhân Nhân viết được dán lên cửa, nhìn rất rực rỡ.

Tin nhắn trong nhóm vèo vèo hiện lên, bố mẹ tôi như đang thi nhau khoe hình.

Mẹ post tiệc hải sản, bố post ảnh quà Tết cho Nhân Nhân.

Mẹ khoe Tiểu Bảo học bơi, bố khoe chứng chỉ piano của Nhân Nhân.

Tôi ôm bát mì tôm, nhìn những hình ảnh nhộn nhịp ấy, bỗng nhận ra…

Không ai hỏi tôi đang ở đâu ăn Tết.

Cứ như tôi chưa từng là một phần của cái gia đình này.

Những lần gói bánh, thức đêm đón giao thừa năm nào – hóa ra chỉ là ký ức đơn phương của tôi.

Tôi uống hết giọt nước cuối cùng trong tô mì, thì điện thoại lại sáng lên.

Mẹ tôi gửi ảnh chụp màn hình chuyển khoản – tiền lì xì cho Tiểu Bảo là 8 triệu 888 ngàn.

Chú thích: “Con trai thì phải nuôi sung túc.”

Bố tôi lập tức theo sau – Nhân Nhân ôm một phong bao dày cộm.

Ông viết: “Công chúa nhỏ của chúng ta, lì xì nhất định phải to nhất.”

Ngoài cửa sổ, pháo hoa bất ngờ nổ tung.

Tôi chạy ra ban công nhìn, ánh sáng rực rỡ phản chiếu lên tòa giảng đường đối diện như dát vàng.

Nhưng dù có đẹp đến đâu, pháo hoa rồi cũng tàn.

Giống như một số người – đi rồi, là mất luôn.

Báo cáo Nếu phát hiện thiếu chương hoặc bất kỳ vấn đề nào, hãy phản hồi cho tôi! :)