Chương 6 - Trở Về Để Tìm Lại Con

Nhưng việc anh ta bị sếp gọi tới bệnh viện để đóng viện phí cho vợ là sự thật.

Việc anh ta đến tay không, không mang nổi một xu cũng là sự thật.

Dù có ngụy biện thế nào, anh ta cũng chẳng thể chối cãi được gì.

Tôi nhìn đủ rồi, liền cao giọng ngắt lời mọi người đang phẫn nộ xung quanh:

“Thôi bỏ đi, chồng tôi xuất thân từ nông thôn, học đại học đã là chuyện không dễ, tốt nghiệp rồi cũng khó khăn lắm mới được phân vào làm kỹ sư ở Nhà máy Giấy khu Bắc thành phố. Mọi người đừng có mà đi tố cáo anh ấy, nếu không anh ấy bị đuổi việc thì tội lắm!”

“Nguyễn Cầm, em điên rồi sao? Chúng ta là vợ chồng! Em hại anh, có lợi gì cho em chứ?”

“Dư Chu, em đang nói đỡ cho anh mà! Sao anh lại hiểu lầm em thế được?”

Cuối cùng, vì sợ người ta thật sự tìm đến nhà máy báo cáo lên cấp trên,

Dư Chu đành chạy một mạch về nhà lấy tiền, nhanh như vận động viên chạy nước rút.

Nhưng đến lúc anh ta hớt hải quay lại, nộp xong viện phí thì tôi đã ngồi trên xe do ba phái đến, quay về khu tập thể quân đội.

Tôi không ngu đến mức quay lại cái nhà đó để chăm nom một bà mẹ chồng vừa khoẻ hơn tôi vừa xảo quyệt và vô ơn.

Ba mẹ tôi vẫn luôn giữ nguyên căn phòng ngủ của tôi trước khi lấy chồng.

Mọi đồ đạc vẫn được bảo quản như cũ, chỉ là trong phòng đã có thêm một vài món đồ trẻ con — cái mới, cái cũ xen lẫn — đang chờ con gái tôi trở về.

Những món đồ cũ trong phòng đều là mua sau khi cháu trai tôi chào đời.

Chúng không hỏng hóc gì, đã được vệ sinh sạch sẽ, hoàn toàn có thể dùng tiếp.

“Cầm Cầm à, mấy thứ này vốn định sau khi con sinh xong sẽ gửi qua cho nhà con.

Nhưng giờ thì… cứ ở lại đây luôn đi! Đỡ phải dọn đi dọn lại vất vả.”

“Vâng, cảm ơn mẹ!”

Để chứng minh bản thân không phải là kẻ tham tiền hay quyền lực nhà họ Nguyễn,

sau khi kết hôn, Dư Chu chưa từng ở lại nhà tôi một đêm nào.

Nếu không, nhìn cách bày biện trong phòng tôi, theo lời anh ta thì sẽ là:

“Không biết tiết kiệm là gì! Em có biết đống đồ này đủ cho một gia đình ở quê ăn trong bao lâu không?”

Nhưng tất cả những thứ ở đây — từ bàn ghế đến đồ trang trí — đều là từ đồng lương của ba mẹ tôi mà ra.

Họ chưa bao giờ là người sống xa hoa, nên cũng chẳng bao giờ nuông chiều tôi quá mức.

Mọi thứ trong phòng đều là đồ đạc, đồ chơi rất đỗi bình thường của một gia đình thành thị có mức sống trung bình.

Thậm chí mỗi tháng ba mẹ tôi còn trích một phần tiền lương để gửi tặng các đồng đội có hoàn cảnh khó khăn, hoặc trợ cấp cho vợ con của những chiến hữu đã hy sinh.

Tôi và anh trai từ nhỏ đã không có ai mang thói quen tiêu xài hoang phí.

Dư Chu chẳng qua là kẻ “ăn không được thì nói nho còn xanh mà thôi.

Kiếp trước, khi Dư Chu phát đạt rồi, anh ta sống trong biệt thự lớn, lái xe sang, chỉ một bữa ăn bình thường cũng có thể tiêu hết số tiền mà trước kia anh ta từng nói là đủ cho một gia đình nông thôn sống vài năm.

Anh ta đã từng nói gì?

“Kiếm tiền là để hưởng thụ. Không tiêu, chẳng lẽ mang xuống mồ à?”

Thậm chí, khi tôi đề xuất làm từ thiện để nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, anh ta còn ngạo mạn đáp lại:

“Dựa vào cái gì mà phải tiêu tiền vì người nghèo? Việc đó có mang lại cho tôi xu nào không?

Nguyễn Cầm, nhà cô sớm đã lụn bại rồi, cất cái vẻ đạo đức giả đó lại đi, chẳng ai thèm xem đâu.”

Đêm đầu tiên trở về nhà, tôi lại mơ thấy cơn ác mộng về những ký ức tiền kiếp.

“Không thể nào…”

Khi tôi từ chối lời đề nghị ly hôn của chồng và đứa con nuôi,

sợ lại nghe thêm những lời cay nghiệt đâm thẳng vào tim, tôi nói xong liền chạy ra khỏi nhà.

Để tiết kiệm cho chồng khởi nghiệp, để không làm gián đoạn việc học của con nuôi,

những năm qua tôi đã làm đủ mọi việc nặng nhọc, dơ bẩn.

Cơ thể đã sớm vì lao lực mà sinh bệnh.

Bị hai cha con họ làm cho tức nghẹn, tôi ngã quỵ bên đường,

may được một người tốt bụng đưa vào viện.

Tỉnh lại, bác sĩ nói thẳng với tôi:

“Cô cần nằm viện điều trị ngay. Nếu không, nhiều nhất chỉ còn sống được một năm.”

Tôi cũng chẳng trách chồng hay con trai đã khuyên tôi ly hôn nữa.

Làm xong thủ tục xuất viện, tôi chỉ muốn về nhà, bình lặng sống nốt quãng đời còn lại bên gia đình.

Thế nhưng khi bước chân vào cửa, tôi không hề thấy bóng dáng hai cha con kia vội vã tìm tôi —

trái lại, cả căn nhà vang đầy tiếng cười đùa vui vẻ.

“Ba mẹ, không còn cái bà già Nguyễn Cầm kia nữa, cuối cùng nhà mình ba người cũng có thể đoàn tụ rồi!”

“Niệm Lâm con đừng nói bậy. Dù sao cô Nguyễn cũng là người đã nuôi nấng con trưởng thành, phép tắc cơ bản vẫn phải giữ.”

Giọng nói nhẹ nhàng, yểu điệu như rót mật vào tai ấy — nếu không phải là Lâm muội muội”, cô hàng xóm thanh mai trúc mã của Dư Chu từ quê lên, thì còn là ai?

Tôi tức đến toàn thân run rẩy, đúng lúc đó, giọng chồng tôi vang lên, chẳng chút ngại ngùng:

“Mộng Mộng, em vẫn dịu dàng như xưa. Nếu không phải cô ta cướp mất vị trí vợ anh bao năm qua em đâu phải chịu khổ dưới quê lâu đến vậy. Giờ cũng nên đến lúc cô ta nhường lại rồi.”

Tôi chẳng thể nhịn được nữa, lao thẳng vào trong phòng khách, ánh mắt căm hận:

“Dư Chu! Lâm Chi Mộng! Hay lắm! Hai người dám công khai dan díu ngay trong nhà tôi!”

“Đồ điên! Tránh xa ba mẹ tôi ra! Họ vốn là thanh mai trúc mã. Nếu không phải bà dùng quyền thế nhà bà ép ba tôi cưới mình, thì…”

Báo cáo Nếu phát hiện thiếu chương hoặc bất kỳ vấn đề nào, hãy phản hồi cho tôi! :)