Chương 1 - Sự Trả Thù Không Ngờ Của Người Vợ Bị Bỏ Rơi

Hai mươi năm trước, chồng tôi bỏ theo bồ nhí.

Giờ ông ta mắc ung thư, lại còn dắt theo cả người hòa giải và phóng viên xông thẳng vào tiệc mừng thọ 60 tuổi của tôi.

“Ông đây bệnh đến mức chỉ có thể ăn cơm chan nước mắt, còn mấy đứa con bất hiếu tụi bây không ai thèm nhìn mặt tao, vậy mà còn ở đây mở tiệc linh đình, ăn ngon uống say!”

Nói xong liền nhào vào bàn ăn, vừa ăn ngấu nghiến vừa thò tay lấy hết phong bì mừng tuổi mà bốn đứa con gái tôi để trên bàn.

“Đúng lúc tao đang thiếu tiền mua thuốc, coi như mấy người đóng góp một phần tiền nuôi dưỡng đi.”

Chưa dừng lại ở đó, ông ta còn yêu cầu tôi đến bệnh viện chăm sóc — bưng cơm, dọn phân, lo hết mọi chi phí điều trị khổng lồ.

“Vương Chí Hùng, ông quên rồi à? Chúng ta đã ly hôn từ lâu lắm rồi đấy!”

1

Vương Chí Hùng như thể quỷ đói đầu thai, vẫn còn nhồm nhoàm ăn thịt, còn quay sang hỏi mấy người hòa giải và phóng viên đi theo có đói không, có muốn ăn chung không.

Đợi đến khi ông ta ăn no uống đủ, đồ ăn trên bàn coi như bị phá sạch. Chiếc bánh sinh nhật ghi “Chúc mừng 60 tuổi” còn chưa kịp thắp nến thì đã bị ông ta thò tay móc mất một mảng to.

“Cần gì phải ầm ĩ, cô muốn danh phận thì mai mình đi đăng ký kết hôn cũng được. Lớn tuổi cả rồi, còn quan tâm mấy chuyện hình thức này làm gì nữa.”

Tôi tức đến phát run. Tên khốn từng bỏ vợ theo gái giờ còn mặt dày quay lại tìm chúng tôi.

Người hòa giải vội bước ra ngăn tôi lại:

“Bác gái à, bọn cháu là bên chương trình ‘Hòa giải yêu thương’. Lần này là giúp ông Vương – đang ở giai đoạn cuối của bệnh ung thư – tìm lại gia đình. Theo ông ấy nói thì trước đây giữa hai người chỉ là hiểu lầm. Hôm nay mọi người ngồi lại nói rõ ràng, dù gì cũng là người một nhà mà.”

Vương Chí Hùng cười đắc ý, còn quay sang nói với người hòa giải:

“Bốn đứa con tôi toàn là bọn bất hiếu. Tôi nằm viện một mình, không ai đến thăm, điện thoại thì bị chặn hết. Cả đám không ra gì, y chang mẹ chúng nó!”

Người hòa giải nghe vậy lại hùa theo ông ta, còn ra hiệu cho cameraman quay sát mặt tôi:

“Thế này là sai rồi nhé. Người Trung Quốc từ xưa đến nay luôn coi trọng chữ hiếu. Bố ruột của các cháu đang nằm viện vì ung thư mà không một ai đi thăm, như vậy là không đúng đâu.”

Tôi nghẹn đến mức phải bật lại: “Sao không ai hỏi tại sao tôi phải ly hôn? Hai mươi năm trước ông ta bỏ vợ bỏ con chạy theo bồ nhí. Giờ trời có mắt cho ông ta mắc bệnh, thay vì tìm con giáp thứ mười ba lo cho mình, lại quay sang tìm tôi – người vợ đã ly hôn hai mươi năm trước – để gánh hết mọi thứ. Đúng là tính toán giỏi thật đấy!”

Hồi đó chúng tôi đã ngoài bốn mươi, có với nhau bốn đứa con.

Sự nghiệp của Vương Chí Hùng bất ngờ khởi sắc, được điều lên thành phố làm việc, lương gấp đôi.

Tôi và mấy đứa con còn dọn dẹp chuẩn bị nhà mới cho ông ta.

Vậy mà ông ta lại dẫn bồ về ở, đá tôi ra khỏi cửa không thương tiếc.

Tôi khi ấy vô cùng thảm hại, còn van xin ông đừng ly hôn vì còn bốn đứa con nhỏ.

Ông ta không những không nghe, còn chạy đến trường thằng út làm ầm lên khiến tôi không còn mặt mũi nào, cuối cùng đành ký đơn ly hôn.

Ly hôn xong, tôi ngoài mấy bộ đồ thay ra thì không được mang theo gì hết.

Còn bồ nhí của ông ta thì cười mỉa tôi: “Chị à, nhìn chị chẳng khác gì ký sinh trùng. Phụ nữ phải độc lập. Em và anh Chí Hùng mới là tình yêu đích thực.”

Hồi đó sau khi kết hôn, Vương Chí Hùng thất nghiệp, còn tôi thì đang mang thai.

Là cả nhà mẹ chồng tôi xúi tôi nhường công việc cho anh ta.

“Tiểu Yến à, anh sẽ không để em thiệt thòi đâu. Sau này em chỉ việc ở nhà ăn ngon mặc đẹp, anh sẽ ra ngoài kiếm tiền nuôi cả nhà!”

Nghe lại thấy chua chát làm sao.

Đến tiền nuôi con, anh ta cũng bắt tôi phải quỳ xuống van xin mới bố thí cho được 500 tệ.

Trong khi đó, mua dây chuyền vài chục ngàn cho bồ thì không hề chớp mắt.

Về sau để trốn tránh trách nhiệm cấp dưỡng, anh ta chặn hết liên lạc với tôi, rồi dắt bồ dọn đến thành phố khác sống.

Người hòa giải thấy vậy lại đổi hướng thuyết phục: “Quay đầu là bờ mà cô, hơn nữa ông Vương đây cũng đã sống không còn bao lâu nữa. Cô coi như tiễn ông ấy đoạn đường cuối đi. Tôi tin vợ chồng bao nhiêu năm, nhất định từng có lúc hạnh phúc chứ?”

Vương Chí Hùng liền chen vào nói tiếp: “Tất nhiên rồi! Hồi đó tôi với cô Chu Tiểu Yến đây không phải rất tốt sao? Cô ở nhà hưởng phúc, tôi đi làm kiếm tiền. Tôi có để cô phải chịu khổ ngày nào đâu!”

2

Phải, hồi đầu cũng từng có lúc hạnh phúc.

Nhưng từ khi tôi sinh đứa con gái đầu lòng, mọi thứ bắt đầu thay đổi.

“Anh sao không nói rõ là công việc ngày xưa là tôi nhường cho anh? Anh nói cho tôi nghỉ ngơi ở nhà, nhưng thực chất là biến tôi thành người giúp việc cho nhà anh! Ngày nào tôi cũng bận tối mắt.”

“Mỗi lần tôi mở miệng xin tiền, anh lại nhìn tôi bằng ánh mắt khinh bỉ.”

“Mỗi tháng anh chỉ đưa tôi có hai nghìn tệ. Trong đó năm trăm là học phí cho con, năm trăm là sinh hoạt phí. Còn lại anh bắt tôi phải mua đồ cho anh, cho bố mẹ chồng, gánh cả chi tiêu trong nhà – từ gạo mắm muối đến từng cái nhỏ nhất – cũng phải xoay trong hai nghìn đó. Tôi đến nỗi phải tiêu từng đồng như tiêu nửa mạng mình.”

Vậy mà cuối cùng còn bị mắng là tiêu hoang, không biết quán xuyến.

Vương Chí Hùng thì gia trưởng, vừa nghe đến đó liền nổi cáu: “Cô là phụ nữ, hiểu cái gì mà nói! Nếu không phải tôi đi làm thì cô sớm đã bị đuổi rồi! Hồi cô mang thai, tôi còn thuê bảo mẫu hẳn hoi nhé!”

Người hòa giải lại chen vào: “Đấy, thế chẳng phải quá tốt còn gì hả bác gái?”

Phải, lúc đó tôi cũng nghĩ như vậy.

Dù bảo mẫu thái độ tệ, tôi vẫn cảm kích vì nghĩ ít ra mình được giúp đỡ.

Nhưng rồi một đêm tôi thức dậy giữa khuya…

Tôi tận mắt thấy Vương Chí Hùng và bảo mẫu đang lăn lộn trên giường.

Tôi tức điên, lập tức xông vào tát thẳng vào mặt cô ta.

Ai ngờ cô ta đẩy mạnh một cái làm tôi – đang mang thai bảy tháng – ngã thẳng xuống đất.

Máu chảy ra rất nhiều, suýt chút nữa là mất cả mẹ lẫn con.

Tôi muốn ly hôn.

Vương Chí Hùng quỳ xuống xin tôi tha thứ, tự tát đến sưng cả mặt.

Tôi về nhà mẹ đẻ, nhưng lại bị nhốt ngoài cửa: “Con gái gả đi như bát nước hắt ra, anh con sắp cưới vợ rồi, nhà không còn chỗ cho con ở đâu.”

Tôi không có tiền, không có việc làm, cuối cùng lại bị Vương Chí Hùng và mẹ chồng đưa về.

Họ hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa.

Tôi chẳng còn lựa chọn nào, đành theo họ quay lại.

“Thế sao anh không kể chuyện anh ngủ với bảo mẫu lúc tôi đang mang thai đi?”

Vương Chí Hùng bĩu môi: “Đàn ông có nhu cầu là chuyện bình thường mà, chỉ tại cô quá nhỏ mọn thôi.”

Người hòa giải cũng bắt đầu thấy khó xử, nhưng vẫn cố nói cho qua chuyện:

“Đó đều là chuyện đã qua rồi, chắc chắn ông ấy cũng từng có lúc đối xử tốt với cô chứ?”

Vương Chí Hùng cố vắt óc nhớ một hồi, rồi lên tiếng: “Mẹ tôi hồi đó còn đến chăm cô ở cữ nữa mà, chuyện đó là thật đấy.”

Tôi cười khẩy: “Ý anh là bà mẹ chồng mắng tôi là heo đầu thai chỉ vì tôi ăn hai quả bí đỏ à?”

Từ sau khi tôi sinh con gái đầu lòng – bé Tiểu Điềm – mẹ chồng như biến thành người khác, ngày nào cũng nhìn tôi bằng ánh mắt khó chịu.

Bà ta nói là đến chăm tôi, nhưng thực chất là vì tôi chỉ sinh con gái nên bà thấy không đáng để tôi ăn uống tử tế, rồi canh chừng tôi, không cho ăn nhiều.

Lúc đó cơ thể tôi rất yếu, lại không có sữa cho con bú, vậy mà bà cũng chẳng chịu mua sữa bột cho Tiểu Điềm.

Tôi xin bà nấu cho chút canh thịt để hồi sức, thì bà đem ra một gói mì ăn liền vị bò kho.

“Này, trong này cũng có thịt đấy, cô ăn ít thôi mà dành.”

Tôi hết cách, đành ra đồng hái hai quả bí đỏ mang về nấu ăn.

Kết quả, bà phát hiện ra liền nổi đóa: “Trời ơi, trong nhà nuôi heo chắc? Hai quả bí đỏ cũng ăn hết được!”

Vương Chí Hùng tức thì bật lại: “Mẹ tôi chỉ là tiết kiệm thôi! Giờ người cũng khuất núi rồi, mà cô còn nói xấu bà ấy, cô còn là người không đấy?”

Cái điệu bộ hung hăng, chỉ tay trợn mắt của Vương Chí Hùng lúc này chẳng khác gì mẹ chồng tôi hồi xưa.

Hai mẹ con đúng là một cặp lòng dạ đen như nhau.

Chương 2 ở đây nha: