Chương 30 - Sau Khi Phản Bội Lời Thề, Phu Quân Hối Hận Rồi

Trưởng thành sớm, tài đức vẹn toàn, trầm tĩnh kín đáo.

Có quan từng can gián nói: "Lập người kế vị sao lại lập nữ nhi?"

Thái nữ rút đao: "Xem thường nữ nhi như vậy, ta sẽ biến ngươi thành nữ nhi ngay bây giờ."

Suốt triều Thái Tông, đều có dã sử di văn cho rằng, Thái Tông là con ruột của Vương Phu.

Vương Phu: "Ta đã uống thuốc tránh thai, sử quan làm chứng, đừng nói bậy."

30

Một ngày nọ Lưu Ninh Hoan đang chải đầu, soi gương thấy một sợi tóc bạc.

Lưu Ninh Hoan: "Ta già rồi. . ."

Vương Phu cầm sách đi ngang qua, cúi đầu hôn nhẹ lên đỉnh đầu nàng: "Ba kiếp may mắn được thấy Công chúa tóc bạc."

31

Một quan chức: "Bệ hạ đã có tóc bạc rồi. . ."

Vương Phu rút kiếm soi.

Quan chức đó: "Mắt thần có bệnh."

32

Vương Thái y thuở trẻ từng bị Vương Phu mắng thẳng mặt là "lang băm".

Có người hỏi: "Vương Thái y, rốt cuộc y thuật của ngài thế nào?"

Vương Thái y: "Hừ, Vệ Bá Ước đến giờ ngày ngày vẫn ăn hai hạt hạch đào!"

Lưu Ninh Hoan nghe xong, che mặt thở dài: "Thì ra nguyên nhân là vậy."

33

Tề Tướng qua đời, Đế hậu đau buồn khôn xiết.

Vương Phu: "Dưới suối vàng, lại có thể gặp lại."

Ba tháng sau, Vương Phu quả nhiên bệnh nặng.

34

Vương Phu bệnh nặng, Lưu Ninh Hoan giao hết triều chính cho Thái nữ, đích thân chăm sóc ở Chiêu Dương điện, Vương Phu khi mê khi tỉnh.

Mồng tám tháng chín, Vương Phu đột nhiên tỉnh táo hẳn lên, ngồi dậy đòi cây cung của mình, nhưng lại kéo không nổi, lập tức rơi lệ than: "Ninh Hoan, ta không kéo nổi cung nữa rồi."

Lưu Ninh Hoan nói: "Bá Ước, thiên hạ thái bình đã nhiều năm rồi, kéo không nổi thì thôi."

Vương Phu nghe xong, thở dài một hơi, rồi nhắm mắt xuôi tay.

Lưu Ninh Hoan bình tĩnh gọi ba vị Tham tri chính sự đến, chọn làm đại thần phò chính, dặn dò Thái nữ: "Về sau hãy tạm xem họ như cha mẹ con vậy."

Hai canh giờ sau, Đế tự vẫn tại Chiêu Dương điện.

35

Đế hậu được hợp táng tại lăng Chiêu.

Sinh thời chưa từng rời xa nhau một khắc.

Trong lăng Chiêu có hai bức họa nhỏ được mai táng cùng.

Một bức là "Tướng quân xuất quan đồ" do Đế vẽ khi Vương Phu Bắc chinh.

Bức còn lại là "Thiên tử quá giang đồ" do một họa sĩ vô danh vẽ.

Họa sĩ này vốn là người Từ Châu, bốn mươi năm trước khi Từ Châu bị tàn sát, từng theo thiên tử qua sông, hứng bút vẽ lại cảnh thiên tử và một thiếu niên đứng nhìn nhau từ hai chiếc thuyền.

Nghe nói lúc đó có thị vệ quát mắng: "Nhìn cái gì mà nhìn, đây là Công chúa, há phải là người để kẻ tiện dân như ngươi được nhìn sao?"

Thiên tử cười nói: "Sinh ra nghèo hèn đâu phải là điều đáng xấu hổ, chỉ cần tâm mang chí báo quốc, chưa chắc ngày sau không thể trở thành anh hùng."

Thiên tử khi ấy mười tám tuổi, váy đỏ đeo kiếm, mỉm cười với thiếu niên kia.

Vệ Bá Ước từ đó đã nguyện trọn đời này.

-Hết-