Chương 1 - CHỮ ĐẦU TIÊN TÔI HỌC LÀ LY HÔN

1

"Ngày xưa bố và mẹ con đã định ly hôn. Khi bố lặng lẽ để lại đơn ly hôn ở nhà, mẹ con không biết chữ, cứ nghĩ là giáo án rồi chạy năm mươi dặm đường mang đến trường cho bố, chân đầy vết phồng. Bố áy náy không yên, nước mắt tuôn rơi xé nát bản thỏa thuận. Khi ấy bố nghĩ, dù sao dì Cẩm Tú cũng đã ra nước ngoài kết hôn cùng người khác. Bố đã hết hy vọng, chi bằng ở lại với mẹ con sống cuộc đời yên bình."

Người mẹ mà Lục Thu Bình nhắc đến là tôi. Còn Cẩm Tú là mối tình đầu của anh.

Khi tôi còn chưa biết nên phản ứng thế nào, con trai Lục Nguyên đã đâm một nhát vào tim tôi: “Nhưng mà dì Cẩm Tú nói, năm đó là mẹ đã đến đe dọa dì, dì ấy không còn cách nào khác phải rời đi, chứ không phải thật sự lấy chồng. Bố, bố nên hoá giải hiểu lầm với dì Cẩm Tú đi!”

Tôi lùi lại vài bước, ra đến sân, đổ hết nồi đậu xanh bách hợp đã nấu suốt buổi sáng xuống gốc cây hoa nhài. Lờ mờ vẫn còn nghe thấy tiếng vọng ra từ phòng khách:

"Mẹ không cho con ăn đồ ngọt, cũng không như phụ huynh của các bạn khác, cho vài đồng tiền lẻ để mua hạt dưa. Dì Cẩm Tú thì khác, dì hay mang đủ loại bánh Tây cho con, còn thường cho tiền để con mua đồ vặt.”“Hơn nữa mẹ còn đi mãi một đôi giày giải phóng xấu xí, cũng không biết chữ, bạn bè nhìn thấy đều cười nhạo con. Ở trước mặt họ, con chẳng ngóc đầu lên được. Bố, con ghét mẹ. Con muốn dì Cẩm Tú làm mẹ của con.”

Lục Thu Bình nói: “Ngốc à, con đoán xem tại sao dì Cẩm Tú lại đối xử tốt với con như vậy? Vì cô ấy chính là mẹ ruột của con. Ngày xưa, khi bố và dì còn đi học, đã yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên...”

2

Tôi giật mình, chiếc bát rơi xuống đất, phát ra âm thanh vỡ vụn giòn tan. Lục Nguyên nghe thấy tiếng động, chạy ra, nhìn cảnh tượng trước mặt thì la ầm lên: “Món chè đậu xanh bách hợp mà con với bố thích nhất! Con đã đợi cả ngày nay! Mẹ rõ ràng biết mình bị bó chân (*), đi lại khó khăn, sao không cẩn thận một chút!”

Lục Thu Bình đứng sau Lục Nguyên, trong mắt thoáng qua vẻ bối rối: “Yến Như, em đã đứng đây bao lâu rồi?”

Tôi cúi xuống nhặt mảnh sứ vỡ, giả vờ không nghe thấy.Lục Thu Bình hoảng hốt, anh vội vàng mặt trường sam, cầm cặp công văn trên ghế dài, rồi đi ra ngoài sân: “Đột nhiên tôi nhớ ra có chút việc ở trường, không còn sớm nữa, tôi không ăn cơm trưa đâu.”

Lục Nguyên từ phía sau bất ngờ đẩy tôi một cái. Không kịp phòng bị, tôi ngã nhào về phía trước, bàn tay chống xuống đất, bị những mảnh sứ vỡ đâm trúng. Khi nhấc tay lên, m/áu đã chảy đầm đìa. Lục Nguyên dường như bị cảnh đó làm cho hoảng sợ, lùi lại hai bước. Tôi nhìn đứa trẻ chỉ cao ngang eo mình, không muốn so đo với nó. 

Ai ngờ, Lục Nguyên từ phía sau lớn tiếng: “Không phải lỗi của con! Nếu muốn trách, thì trách mẹ là người xấu! Mẹ không chỉ đuổi mẹ ruột của con đi, mà còn không cho con ăn kẹo! Mẹ... mẹ... mẹ đáng đời!”

Tôi hít một hơi thật sâu, quay người lại, tát một cái vào mặt thằng bé. Nó ôm mặt, kinh ngạc nói: “Mẹ dám đánh con?”

Tôi nói từng chữ rõ ràng: “Tôi là người xấu, cũng không phải mẹ ruột của cậu.”

3

Lục Thu Bình là chồng nuôi từ bé của tôi.Năm tôi chào đời, Lục Thu Bình bảy tuổi.

Cha anh ấy bất ngờ qua đời, mẹ góa con côi bị nhà họ Lục đuổi ra ngoài, không có kế sinh nhai, Lục Thu Bình đành phải ra phố bán thân cứu mẹ. Cha tôi đi qua, thấy cậu bé thông minh, chân thành còn có lòng hiếu thảo. Ông cảm thấy đây là người có thể tin tưởng, nên đã đưa mẹ con họ về nhà, không chỉ tìm thầy thuốc chữa bệnh mà còn để anh ấy trở thành vị hôn phu của tôi.Năm tôi năm tuổi, cha qua đời, gia đình suy sụp, chỉ còn lại tôi và Lục Thu Bình, bà nội ở quê lâu ngày không gặp nghe tin, liền đưa tôi và Lục Thu Bình về sống cùng.Bà nội là người có tầm nhìn xa, bà nắm chặt vai tôi: “Các cường quốc phương Tây đang nhòm ngó, trong nước lại loạn lạc, Yến Như, Thu Bình, hai đứa phải học hành cho tốt. Người ta nói, phải học để cho đất nước vươn lên, các con là thế hệ tương lai của tổ quốc càng phải học hành.”Chỉ riêng bà nội không thể nuôi hai đứa trẻ ăn học. Bà nói, “Thu Bình lớn rồi, để Thu Bình học trước, khi Thu Bình học xong rồi, Yến Như có thể học sau cũng được, học hành là việc cả đời.”Tôi ở bên cạnh ngây ngô gật đầu.

4

Chớp mắt một cái, tôi đã mười sáu tuổi.

Lục Thu Bình tốt nghiệp đại học, được nhận làm thầy giáo ở một trường trung học trong thành phố.Bà nội bệnh nặng nhiều năm nghe tin này, để lại một câu "Cuối cùng Yến Như cũng có thể đi học…" rồi qua đời.

Lục Thu Bình trở về lo hậu sự, trước khi đi đã để lại ba trang giấy gọn gàng, ngay ngắn. Tôi tưởng đó là giáo án của Lục Thu Bình, cầm giấy tờ đuổi theo thì Lục Thu Bình đã lên xe ngựa đi mất.Tôi không nỡ bỏ tiền để đi xe ngựa, liền từng bước một, bước trên đôi chân bị bó, chịu đựng cơn đau, vào thành phố và tìm được trường mà Lục Thu Bình làm việc, đưa ba tờ giấy đó cho anh.Anh khóc nức nở, “Yến Như, cả đời này anh nhất định không phụ em.”Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra, còn tưởng mình đã giúp anh ấy một việc lớn.Những năm qua, ban ngày tôi phải đi làm thủ công kiếm tiền cho Lục Thu Bình đóng học phí, ban đêm giúp bà nội lau người giặt quần áo, không có thời gian tự học, chữ nghĩa ít ỏi.Vì thế tôi không biết đó là một bản thỏa thuận ly hôn.

5

Chưa được bao lâu, Lục Thu Bình ôm về một bé trai – chính là Lục Nguyên.

Anh giải thích: “Hôm nay đi ngang tường thành, anh nghe tiếng khóc của thằng bé. Trời lạnh, sợ nó ch/ết cóng nên anh đưa nó về.”

Chăm sóc một đứa trẻ thật sự rất vất vả, Lục Thu Bình nói công việc của anh ấy bận rộn, lương lại không cao, không thể thuê người giúp việc, nên anh ấy đã cầu xin tôi giúp đỡ.

Nghe tiếng khóc không dứt bên tai, lòng tôi mềm nhũn. Đành gấp lại cuốn sách mà tôi đã mong chờ suốt mười một năm, đến căn nhà thuê của Lục Thu Bình, lấy danh nghĩa vợ chồng để chăm sóc đứa trẻ này.

Từ một đứa trẻ sơ sinh đến khi tập nói ê a, rồi cuối cùng rời xa vòng tay tôi để vào mẫu giáo, đã mất năm năm. Năm năm ấy, tôi ngày đêm không ngơi nghỉ chăm sóc nó. Những lúc rảnh rỗi, tôi lại giặt tã, giặt quần áo, đến cả thời gian thở cũng là một điều xa xỉ, huống chi là học chữ, đọc sách.

Tôi tự thấy mình đã tận tâm tận lực với nó, ai ngờ lại nhận được một câu "người phụ nữ xấu".

Và đứa trẻ ấy, lại chính là con ruột của Lục Thu Bình.Anh ấy đã lừa dối tôi.

(*) "Tục bó chân" (còn gọi là "thực hành bó chân" hay "luyện chân") là một phong tục cổ xưa ở Trung Quốc, đặc biệt phổ biến trong các tầng lớp quý tộc và trung lưu từ thế kỷ 10 đến đầu thế kỷ 20. Tục này yêu cầu các bé gái từ khi còn nhỏ phải bó chặt chân để làm nhỏ lại và giữ chân có hình dạng đặc biệt, thường được gọi là "chân sen" hoặc “chân tam ngón.” Mục đích của tục bó chân là để có một đôi chân nhỏ, thanh thoát, được cho là đẹp và quyến rũ, cũng như để thể hiện sự giàu có và đẳng cấp xã hội của gia đình. Tuy nhiên, việc bó chân gây ra đau đớn và có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như nhiễm trùng, biến dạng xương và khó khăn trong việc đi lại. Tục bó chân dần dần bị cấm vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 khi Trung Quốc tiến hành cải cách và hiện đại hóa.