Chương 6 - Bí Mật Sau Cánh Cửa

Quay lại chương 1 :

Nhưng nếu không phải sau khi Lương Đình Sinh chết, Cố Dĩnh quay về tranh giành tài sản cùng con trai, tôi sẽ không bao giờ biết — hai người đó vẫn lén lút qua lại, còn có nhà riêng ở một thành phố khác.

Cái gọi là “đi công tác” của Lương Đình Sinh thật ra chỉ là lén lút đến thăm Cố Dĩnh và đứa con riêng của bọn họ.

Nghĩ đến kỳ thi đại học, ánh mắt tôi bừng sáng lên với đầy hy vọng.

Lần này, tôi sẽ nắm chặt vận mệnh của chính mình, tuyệt đối không làm nền cho người khác nữa!

11

Khi tôi về đến nhà, Lương Đình Sinh và Cố Dĩnh đều có mặt.

Chắc chắn hai người cũng đã nghe tin phát thanh thông báo về việc khôi phục kỳ thi đại học, đang bàn bạc xem làm thế nào để lợi dụng tôi.

Quả nhiên, vừa ngồi xuống, Lương Đình Sinh liền đi thẳng vào vấn đề:

“Gia Ninh, kỳ thi đại học sắp diễn ra rồi…”

Giống hệt kiếp trước, hắn lại bảo tôi viết tên Cố Dĩnh vào bài thi.

Tôi làm bộ khó xử: “Viết tên cô ấy thì không thành vấn đề… chỉ là em cũng không chắc mình có đậu được không nữa…”

“Vẫn còn hơn một tháng lận, em chăm chỉ học thì nhất định thi đậu – Cố Dĩnh là người đã sống lại, nên biết kết quả, đôi mắt cô ta sáng rực.

“Em sẽ thử! Nhưng nếu thi rớt thì hai người đừng trách em đấy nhé!”

“Không trách không trách! Chỉ cần em cố gắng hết mình là được rồi!” – Cố Dĩnh kích động như thể sắp được đại xá:

“Từ giờ em không cần làm việc nhà nữa, chỉ cần lo học hành thôi, mọi việc trong nhà để em làm hết!”

Vì được đi học, Cố Dĩnh quả thực chịu khó “diễn”.Tôi cười lạnh trong lòng. Thật biết ơn cô vì sự hy sinh nhé.

Từ hôm đó, tôi bắt đầu dốc toàn lực học tập, không cần đụng tay vào việc nhà. Tất cả việc lớn nhỏ trong nhà đều do Lương Đình Sinh và Cố Dĩnh cáng đáng.

Thời gian cứ thế trôi qua hơn một tháng.

Sáng ngày 11 tháng 12 năm 1977, tôi mang theo hy vọng bước vào phòng thi.

Không ngờ, Lương Đình Sinh và Cố Dĩnh còn đặc biệt xin nghỉ để đưa tôi đi thi.

Tôi biết rõ trong lòng họ đang mong chờ điều gì.

Ngồi vào bàn, tôi cầm bút, viết thật ngay ngắn trên góc bài thi:

“Dương Gia Ninh.”

Bài thi không khó, tôi làm rất suôn sẻ.Ra khỏi phòng, Lương Đình Sinh và Cố Dĩnh lập tức chạy tới:

“Làm bài thế nào rồi?”“Tạm ổn.” – Tôi trả lời.

Nghe tôi nói vậy, Cố Dĩnh phấn khích tới mức không giấu được:

“Quá tốt rồi! Chắc chắn chị sẽ đậu Hay là mình ăn mừng trước đi!”

Lương Đình Sinh lập tức đặt chỗ nhà hàng, cả ba cùng nhau ăn uống một bữa no nê.

Tối đó, ai cũng vui vẻ — dù trong lòng mỗi người có tính toán riêng, nhưng khoảnh khắc ấy đều thật sự hài lòng.

Chúng tôi còn uống vài ly để chúc mừng.

Tôi mừng vì cuối cùng mình có thể thoát khỏi tên cặn bã Lương Đình Sinh.

Còn Lương Đình Sinh và Cố Dĩnh mừng vì điều gì — tôi không cần biết.

Vì tối uống hơi nhiều, sáng hôm sau tôi ngủ quên.

Đang còn nằm trên giường thì nghe tiếng đập cửa ầm ầm, kèm theo là giọng chửi bới chát chúa:

“Mở cửa! Giờ nào rồi mà còn ngủ, Dương Gia Ninh, cô là xác chết à?!”

12

Nghe giọng đàn bà tru tréo ngoài cửa, tôi hoàn toàn tỉnh ngủ.

Không phải mẹ chồng tôi đó sao? Bà ta làm sao lại đến đây?

Ngay sau đó, tiếng la hét càng lúc càng chói tai hơn:

“Mọi người tới xem với! Tôi gây ra nghiệt gì mà có đứa con dâu như thế? Con trai tôi cưới về một con gà mái không biết đẻ! Ba năm trời rồi, không có lấy một mống con!”

“Không nói chuyện không có con, mà còn bất hiếu! Hơn một tháng nay không gửi về cho nhà chồng lấy một xu! Ban ngày ban mặt còn nằm lười trên giường!”

Giọng mắng rít lên, vang vọng cả khu nhà.

Tôi rời giường mở cửa, bà già đó hệt như hổ dữ xông thẳng vào phòng:

“Dương Gia Ninh, giờ này còn nằm ngủ à? Sao không đi làm? Nghe nói nghỉ việc rồi đúng không? Ở nhà chờ chồng nuôi? Loại đàn bà không biết đẻ như cô, có tư cách gì để bắt con trai tôi nuôi?”

Bà ta ghét tôi không phải ngày một ngày hai. Kiếp trước, vì tôi không sinh được con, bà ta ngày ngày mắng chửi tôi là “gà không biết đẻ” – mà đó còn là câu nhẹ nhàng nhất.

Khi ác miệng lên, bà ta mắng ra đủ thứ lời thô tục, thậm chí còn ra tay bấm, véo, cấu xé tôi.

Mà tôi lúc đó lại nghĩ mình thật sự có lỗi, nên cam chịu, không dám phản kháng.

Kiếp trước, tôi để mặc bà ta muốn chửi mắng thế nào thì mắng.

Nhưng kiếp này? Tuyệt đối không!

Tôi lùi lại mấy bước, đợi mẹ Lương Đình Sinh mắng đến mức thở không ra hơi mới từ tốn nói:

“Không phải con không đi làm, mà là… công việc của con bị anh Đình Sinh cho người khác làm thay rồi.”

Bà ta trợn mắt:

“Cái gì?! Tại sao nó lại để người khác thay chỗ con? Là ai? Ai dám thế chỗ của con?!”

Tôi làm bộ uất ức:

“Là… vợ của anh trai kết nghĩa của anh Đình Sinh. Anh ấy nói từng được người ta giúp đỡ, giờ chị ấy goá bụa, mẹ góa con côi khổ quá nên nhường công việc của con cho chị ấy làm.”

“Nhảm nhí! Tao chưa từng nghe nói con trai tao nợ ai cái gì! Mau nói cho tao biết con đàn bà đó tên gì? Hôm nay tao phải gặp nó nói cho ra lẽ!”

Tôi nghe vậy thì mừng như mở cờ trong bụng, nhưng ngoài mặt vẫn ngoan ngoãn cúi đầu, nhỏ nhẹ:

“Mẹ, như vậy không hay đâu ạ. Người ta cũng là mẹ góa con côi, sống đâu có dễ. Anh Đình Sinh thấy người ta đáng thương nên giúp thôi. Mẹ nói tháng rồi không nhận được tiền sinh hoạt, không phải là con không đưa đâu… chỉ là con không còn việc làm, tiền đều phải để anh Đình Sinh giúp mẹ con chị ấy…”

“Cái gì?!”