Chương 6 - Ánh Đèn Dầu Sáng Rực

17

Kiến thức cơ bản tôi chỉ mất năm điểm.

Bài luận đằng sau được ba mươi điểm, đề bài là "Ý nghĩa của tri thức".

Thực ra chính là câu hỏi mà tiểu thư Vu Tam đã hỏi tôi tối hôm đó.

Nếu đã đủ ăn đủ mặc, nếu tri thức không thể trực tiếp chuyển hóa thành của cải.

Tại sao chúng ta vẫn phải tiếp tục học hành?

Tôi đã viết về ngày đầu tiên tôi đến đây, tôi vốn định ăn xong cháo là đi.

“Nhưng nhìn từ xa, ánh đèn dầu sáng rực trong nhà thật là đẹp.

Những ngày trước ở quê.

Phải tranh thủ trời sáng để làm đồng, phải tranh thủ ánh trăng để may vá quần áo, hầu hạ cả nhà.

Đèn dầu luôn dành cho  con trai trong nhà học hành.

Mong một ngày nào đó trong nhà sẽ có người đỗ tú tài, cử nhân.

Nhưng hóa ra có một ngày, tôi cũng được ngồi dưới ánh đèn này.

Tôi chỉ muốn nó cứ sáng mãi ở đó, như vậy sẽ có một người khác giống như tôi.

Bởi vì nhìn thấy ánh sáng đó mà bước vào căn phòng này.”

Đây chính là câu trả lời mà tôi dành cho tiểu thư Vu Tam.

Tôi viết đến mức chính mình cũng cảm động, kết quả là khi bài kiểm tra được trả..

Một số không to đùng như quả trứng vịt treo lủng lẳng trên bài luận của tôi.

“Vu Tam! Cô trả thù riêng, không công bằng.”

Tôi không phục.

Tôi xông vào phòng làm việc của Vu Tam để lý luận.

Vừa khéo đụng phải cô ấy đang bàn chuyện làm ăn với một nhóm giám đốc nhà máy.

“Chỉ cần là học sinh tốt nghiệp trường nữ công do tiểu thư Vu Tam thành lập.”

“Vào làm ở xưởng của chúng tôi đều được hưởng chế độ đãi ngộ tốt nhất.”

“Hơn nữa, tiền lương hàng tháng của mỗi người, chúng tôi sẽ trích một phần, giao cho tiểu thư Vu Tam xử lý.”

18

Vu Tam không ngờ lại dám ăn chặn.

Cô ta nhớ dai chuyện lần trước tôi mắng cô ta thì thôi đi, cô ta còn ăn chặn tiền của các bạn học khác.

Lúc Vu Tam nhìn thấy tôi đứng sau cửa, cô ta vẫn rất bình tĩnh tự nhiên.

“Đúng, tôi ăn chặn.”

“Tôi đã nói từ lâu rồi, tôi kinh doanh chứ không phải làm từ thiện.”

“Cô đi hỏi những nhà máy đó xem, có bao nhiêu người ký hợp đồng bán mạng mà không được trả một xu nào.”

“Tôi chỉ lấy vài đồng tiền chênh lệch thôi, có thể coi là quá từ bi hỉ xả rồi đấy.”

Tôi vừa định phản bác cô ta, cô ta lại rút bút ra, giật lấy bài kiểm tra của tôi.

Đầu bút đặt ngay trước số không kia.

Nếu hôm nay tôi giả vờ không nhìn thấy, cô ta sẽ viết thêm một số ba để tôi quay lại học.

Nếu tôi cố tình tiết lộ ra ngoài, cô ta sẽ lại viết thêm một số không nữa để chọc tức tôi.

Được lắm, đúng là Vu Tam mà tôi biết.

“Tôi thề ngày hôm nay, tôi không nhìn thấy gì, không nghe thấy gì.”

Ý cười trong đôi mắt cáo của Vu Tam sắp tràn ra ngoài.

“Được lắm, đúng là Phùng Quyên mà tôi biết.”

19

Liên tiếp mấy ngày, tôi nhìn thấy mấy người Uyển Quân, Vọng Nam đều rất chột dạ.

Nhưng họ thực sự rất vui vì có được cơ hội làm việc ở xưởng.

Trước đây họ chỉ có thể ở nhà trông con, giặt quần áo.

Ngay cả Vọng Nam trời chưa sáng đã phải đi phụ giúp tiệm bánh bao, nhưng vẫn phải sống những ngày tháng trông chờ vào người khác.

Khi mọi người nhận được đợt lương đầu tiên, chúng tôi đã cùng nhau gọi một bàn đồ ăn ở Vinh Đức Hiên để ăn mừng.

Vọng Nam nhìn hóa đơn mà đau lòng đến mức suýt ngất đi.

“Số tiền này đủ để tôi mua đồ ăn cả tháng rồi.”

Cô ấy kéo chúng tôi về, định tự nấu cơm nhưng Uyển Quân đã kéo cô ấy lại.

“Hôm nay không ai được vào bếp, không ai được làm việc.”

Hôm nay chúng tôi cũng giống như những nữ sinh kia, đều có tên riêng của mình.

Là phu nhân Phùng, nữ sĩ Vương, phu nhân Lý, phu nhân Uyển Quân, phu nhân Vọng Nam.

Không phải là mẹ của ai, vợ của ai, con gái của ai.

Hôm đó chúng tôi đã uống rất nhiều rượu, khi pháo hoa ngoài cửa sổ bắn lên, tôi nhảy lên ghế.

“Không phải hôm trước tiểu thư Vu Tam đang muốn tìm bài hát cho trường sao, để tôi đi đầu.”

Tôi chưa kịp hát đã thấy đầu óc nặng trĩu như chì, không kiểm soát được mà ngã xuống.

Không ngờ lại rơi vào một vòng tay vững chãi.

“Phùng Quyên, dậy đi! Đây là bộ âu phục lụa thêu hoa mới mua của tôi...”

“Biết rồi, biết rồi.”

Tôi khàn giọng lẩm bẩm.

“Tay mấy người nhà quê chúng tôi thô ráp thế này, sờ vào làm hỏng váy áo mất.”

Tôi ôm lấy eo cô ta, sờ mó mấy lần.

“Hỏng thì hỏng.”